Richard Branson – ông trùm khởi nghiệp nổi tiếng với câu nói: Khách hàng không đến trước. Nhân viên đến trước. Nếu bạn chăm sóc nhân viên của mình, họ sẽ chăm sóc khách hàng của bạn.” Thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài chưa bao giờ khó khăn đến thế khi thị trường lao động cạnh tranh gay gắt trong thời buổi công nghệ số.
“Con người chẳng bao giờ lập kế hoạch để thất bại; chỉ đơn giản là họ đã thất bại trong việc lên kế hoạch để thành công”. Khi bắt tay vào kiếm tiền, bạn buộc phải lên kế hoạch kinh doanh, không có nó đồng nghĩa bạn đang không biết đích đến là đâu mà vẫn cứ đi.
Khách hàng không chỉ mua sản phẩm và dịch vụ của bạn, họ còn mua sự hài lòng, do vậy "Tạo ra sự khác biệt từ những điều nhỏ nhất" chính là những gì mà bạn cần mang đến cho khách hàng. Nếu như cùng chất lượng sản phẩm, cùng giá thành, thì năng lực cạnh tranh duy nhất chính là thái độ trong việc chăm sóc khách hàng của mỗi doanh nghiệp.
Con người chính là tài sản vô giá của các doanh nghiệp. Các máy móc, công nghệ, điện tử cho hiện đại và thông minh đến nhường nào cũng không thể thay thế bộ óc con người. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy tình trạng “chảy máu chất xám” đang xảy ra ra ở hầu hết các doanh nghiệp vừa, lớn và nhỏ. Bài toán về quản trị nhân sự được đặt ra: “Làm thế nào để thu hút, tuyển dụng và giữ chân người tài gắn bó làm việc với công ty càng lâu càng tốt?” vẫn đang trong quá trình tìm lời giải.
Văn hóa doanh nghiệp là tất cả các giá trị, tư tưởng, hành vi được lặp đi lặp lại mỗi ngày trở thành truyền thống và tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp. Nếu coi doanh nghiệp là chiếc máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành. Từ những hiệu quả mà văn hóa doanh nghiệp mang lại nó sẽ hình thành lên lợi thế cạnh tranh – thứ mà không doanh nghiệp thứ 2 nào có được.
“Daniel Wellington” tên hãng đồng hồ được giới trẻ yêu thích bởi thiết kế trẻ trung, đơn giản nhưng sang trọng và hợp túi tiền. Chàng trai 8x Filip Tysander với số vốn 15.000 USD đã gây dựng lên đế chế Daniel Wellington được cả thế giới biết đến mà không cần nhà đầu tư, công nghệ xuất chúng. Thành công của Daniel Wellington có lẽ là nhờ chiến lược Marketing khôn ngoan, độc đáo được phân tích dưới đây.
Nước Đức có nền kinh tế hùng mạnh và dựa nhiều vào thương mại, ngoại thương. Có thể khẳng định rằng văn hóa doanh nghiệp chính là chìa khóa tạo nên thành công của các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp tại đây. Họ tạo ra “luật chơi’ và tuân thủ nghiêm ngặt theo luật chơi ấy. Dưới đây là 7 điều đặc biệt trong văn hóa kinh doanh của người Đức, các doanh nghiệp nên học hỏi theo để áp dụng vào sự phát triển của tổ chức mình.
Các nhà lãnh đạo khôn ngoan sẽ nhận biết được rằng xây dựng văn hóa doanh nghiệp là điều quan trọng nhất để phát triển môi trường làm việc hiệu quả, tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp là gốc rễ của mọi vấn đề, gốc có chắc chắn và khỏe mạnh thì ngọn mới phát triển tươi tốt.
Nhà lãnh đạo thành công không chỉ thành thạo các kỹ năng kỹ thuật mà còn phải thành thạo các kỹ năng mềm. Các kỹ năng mềm như đàm phán, xây dựng tinh thần và duy trì mối quan hệ là chìa khóa thành công của một nhà lãnh đạo. Dưới đây là 13 kỹ năng mềm cần có được tổng hợp trên Resourceful Manager – một trang web dành riêng cho các nhà quản lý, lãnh đạo.
“Con người chẳng bao giờ lên kế hoạch để thất bại; chỉ đơn giản là họ đã thất bại trong việc lên kế hoạch để thành công.” – William Arthur Ward. Trong kinh doanh, nếu không có chiến lược cụ thể đồng nghĩa với việc bạn đang rẽ sang con đường của sự thất bại. Một chiến lược tồi tệ chắc chắn sẽ dẫn tới sự thất bại. Nhưng, một chiến lược kinh doanh hoàn hảo cũng chưa chắc sẽ dẫn bạn đến thành công.