Nếu coi công sở làm việc là một “triều đình” thu nhỏ, ngoại trừ người đứng đầu là vua chúa thì trong 4 loại: trọng thần, thái giám, quan lại thông thường, dũng tướng, bạn sẽ phân bổ nhân viên của mình vào vị trí như thế nào cho hợp lý?
Nhân viên và người quản lý được hiểu đơn thuần là mối quan hệ giữa kẻ bán người mua - người bán lao động và người mua lao động. Cuộc thương lượng ấy cần “đẹp lòng” cả hai bên, hai bên đều phải cảm thấy “win”. Do vậy, nếu trong một tổ chức, nhân viên không có thái độ hợp tác, phát triển để tạo mối quan hệ tốt đẹp ấy thì không có lý do gì nhà quản lý giữ họ lại. Dưới đây là 12 dấu hiệu một nhân viên không thể gắn bó lâu dài với công ty, các nhà quản lý nhân sự cần lưu ý.
Chắc hẳn rất nhiều người trong số chúng ta đã từng xem bộ phim “Titanic”. Con tàu titanic lớn và hiện đại nhất trong lịch sử lúc bấy giờ bị chìm sâu xuống đáy đại dương khi va vào một tảng băng trôi khổng lồ. Sự việc ấy có nét tương đồng gì để so sánh với quản trị nhân sự hiện đại của doanh nghiệp?
Richard Branson – ông trùm khởi nghiệp nổi tiếng với câu nói: Khách hàng không đến trước. Nhân viên đến trước. Nếu bạn chăm sóc nhân viên của mình, họ sẽ chăm sóc khách hàng của bạn.” Thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài chưa bao giờ khó khăn đến thế khi thị trường lao động cạnh tranh gay gắt trong thời buổi công nghệ số.
Con người chính là tài sản vô giá của các doanh nghiệp. Các máy móc, công nghệ, điện tử cho hiện đại và thông minh đến nhường nào cũng không thể thay thế bộ óc con người. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy tình trạng “chảy máu chất xám” đang xảy ra ra ở hầu hết các doanh nghiệp vừa, lớn và nhỏ. Bài toán về quản trị nhân sự được đặt ra: “Làm thế nào để thu hút, tuyển dụng và giữ chân người tài gắn bó làm việc với công ty càng lâu càng tốt?” vẫn đang trong quá trình tìm lời giải.
Văn hóa doanh nghiệp là tất cả các giá trị, tư tưởng, hành vi được lặp đi lặp lại mỗi ngày trở thành truyền thống và tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp. Nếu coi doanh nghiệp là chiếc máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành. Từ những hiệu quả mà văn hóa doanh nghiệp mang lại nó sẽ hình thành lên lợi thế cạnh tranh – thứ mà không doanh nghiệp thứ 2 nào có được.
Các nhà lãnh đạo khôn ngoan sẽ nhận biết được rằng xây dựng văn hóa doanh nghiệp là điều quan trọng nhất để phát triển môi trường làm việc hiệu quả, tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp là gốc rễ của mọi vấn đề, gốc có chắc chắn và khỏe mạnh thì ngọn mới phát triển tươi tốt.
Trong hệ thống của tổ chức, nhân tài chỉ chiếm 20% nhưng lại tạo ra 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Quan tâm, chú trọng và quản lý giữ chân nhân tài gắn bó làm việc dài lâu với doanh nghiệp, chính là thách thức được đặt ra với các nhà lãnh đạo có tầm. Những yếu tố như chiến lược, thực thi, lợi nhuận, sự trung thành của khách hàng,… chỉ là hệ quả của một yếu tố duy nhất:” Nguồn lực vững mạnh”.
Quy tắc mắt xích nói rằng: “Sức mạnh của đội sẽ bị tác động bởi mắt xích yếu nhất”. Trước khi nhìn lại nhóm của mình, đánh giá đội nhóm của mình, hãy tập trung tìm ra ai là mắt xích yếu nhất.
Văn hóa doanh nghiệp không phải là một cây cột bất định. Nó có thể là chiếc mỏ neo được cắm chặt xuống đất với mục đích ổn định nền tảng, ổn định vị trí, nhưng khi cần thiết thì doanh nghiệp buộc phải “rút” lên để di chuyển, để tiến bước phát triển mạnh mẽ nếu không sẽ trở thành một con rùa với chiếc mai nặng nề trên lưng.