Peter Ferdinand Drucker – Chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị nổi tiếng với câu nói: “Sự khác biệt giữa một người quản lý và một nhà lãnh đạo tài ba chính là ở cách dùng người.” Nhà lãnh đạo có tầm sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng bộ máy quản trị nhân sự vững mạnh trước khi muốn “theo đuổi những ước mơ” lớn khác.
Trong hệ thống của tổ chức, nhân tài chỉ chiếm 20% nhưng lại tạo ra 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Quan tâm, chú trọng và quản lý giữ chân nhân tài gắn bó làm việc dài lâu với doanh nghiệp, chính là thách thức được đặt ra với các nhà lãnh đạo có tầm. Những yếu tố như chiến lược, thực thi, lợi nhuận, sự trung thành của khách hàng,… chỉ là hệ quả của một yếu tố duy nhất:” Nguồn lực vững mạnh”.
Bài viết dưới đây Trường Doanh nhân HBR muốn chia sẻ với bạn đọc 4 kiểu quản lý giữ chân nhân tài của người sếp có tầm.
Xem thêm: Khóa học quản lý cấp cao
Những chiến lược, mục tiêu, sứ mệnh doanh nghiệp đều được xây dựng từ tầm tầm nhìn của người lãnh đạo. Họ là những người có khả năng đoán trước tương lai. Nói như vậy không có nghĩa là lãnh đạo có giác quan thứ 6. Họ dựa vào phân tích các số liệu cụ thể và tình hình thực tế để đưa ra những phương hướng, giải pháp phù hợp.
Với kiểu quản lý có tầm nhìn, mặc dù nhà lãnh đạo là người quyết định cuối cùng nhưng quyết định đó đều được dựa trên những gì tốt đẹp nhất của tổ chức và các thành viên. Cách này sẽ duy trì được mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và nhân viên. Các thành viên trong tổ chức sẽ cảm nhận được rằng mình có giá trị trong tổ chức. Những ý kiến đóng góp, những ý tưởng sáng tạo hay năng suất làm việc hiệu quả của họ đều được tổ chức và doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá.
Kiểu quản lý dân chủ đã và đang được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng. Khác với cách quản lý truyền thống, doanh nghiệp là của lãnh đạo, lãnh đạo chỉ đâu đánh đấy, kiểu quản lý dân chủ hiện đại mang đến sự minh bạch, khách quan, công bằng với tất cả các nhân viên.
Tuy nhiên, phong cách quản lý sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp có quy mô lớn. Các thành viên có thể tự làm việc độc lập mà không cần đến lãnh đạo. Họ có thể thoả sức sáng tạo, tự do thoải mái trình bày những ý kiến và quan điểm của mình, miễn sao ra được kết quả.
Kiểu quản lý này cũng có lợi cho các nhà lãnh đạo. Họ có cơ hội được tương tác liên tục với nhân viên và thu thập phản hồi để hiểu thêm về tâm tư tình cảm, sự thất vọng và mong muốn cho tương lai của cả công ty.
Kiểu quản lý huấn luyện/cố vấn liên quan đến yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tuyển dụng dựa trên văn hóa. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy thế hệ Y và Z sẵn sàng chấp nhận làm việc tại nơi có mức lương thấp hơn để đổi lại được học tập và phát triển.
Nhân tài thời 4.0, họ không đơn thuần mong muốn một công việc. Họ cần một sự nghiệp. Sự nghiệp là hành trình học tập. Khi năng lực được tăng lên thì mới tính đến các vị trí quan trọng hơn cũng có nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn. Khi có quyền lực hơn, sẽ có sự thăng tiến. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp chính là tạo văn hóa học tập, sáng tạo, phát triển không ngừng.
Người tạo ra văn hóa đó không ai khác là nhà lãnh đạo. Nếu ví doanh nghiệp là trường học thì lãnh đạo chính là thầy cô giáo và nhân viên chính là học việc tiềm năng.
Thực trạng hiện nay, rất ít doanh nghiệp Việt Nam sử dụng kiểu quản lý nhân sự này. Bởi đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng tuyển dụng & đào tạo nhân sự “thỏ trắng” – họ là những người có ít kỹ năng và kinh nghiệm cần được đào tạo và phát triển.
Thông thường, tại các công ty có mô hình tổ chức phẳng không muốn tuân theo một hệ thống phân cấp cứng nhắc nào sẽ rất hứng thú với kiểu quản lý “trao quyền quyết định”. Với phong cách quản lý này, nhà lãnh đạo phải có niềm tin bền vững với nhân sự, tạo điều kiện tối đa để kích thích sự đổi mới, sáng tạo và năng suất làm việc của nhân viên.
Cho dù lựa chọn bất cứ kiểu quản lý nhân sự nào được kể trên thì nhà lãnh đạo cũng cần ghi nhớ rằng: “Nhân sự chỉ làm việc hiệu quả khi họ cảm thấy mình hạnh phúc và thoải mái.” Nhân viên là “thượng đế”, thượng đế vui thì ai cũng hài lòng.
Nguồn: Trường Doanh nhân HBR