Trường doanh nhân HBR

Learning Today - Leading Tomorrow
Avatar
Bài đăng, 14/08/2019
By Thúy Hằng

Điểm chung của các tập đoàn lớn thành công trên thế giới như Google và Asana là họ đều tập trung chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Điều này giúp cho những “gã khổng lồ” có khả năng thu hút, giữ chân nhân viên có năng lực và tăng hiệu suất lao động của tổ chức. 

Xem thêm: 

1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
 

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là xác định các giá trị cốt lõi, hành vi, quy trình và hệ thống trong một tổ chức. Mặc dù những giá trị, sứ mệnh và văn hóa lý tưởng của công ty được tạo dựng bởi đội ngũ lãnh đạo nhưng nó lại được thể hiện ở những thói quen, hành vi hàng ngày của các nhân viên.

Văn hóa doanh nghiệp không phải là những dòng chữ khẩu hiệu được đóng khung treo tường mà nó là những hành động cụ thể, những suy nghĩ, tư duy và cách ứng xử được diễn ra hằng ngày ở mọi cấp bậc và mọi vị trí trí trong doanh nghiệp.

Văn hóa nơi làm việc tốt, phù hợp với chiến lược kinh doanh có tác động đáng kể đến hiệu suất của công ty và cũng sẽ tạo ra mức độ gắn kết và giữ chân nhân tài.

vi-sao-van-hoa-doanh-nghiep-lai-tao-nen-thanh-cong-trong-kinh-doanh

2. Vì sao văn hóa doanh nghiệp quan trọng?
 

Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng như định hướng chiến lược kinh doanh. Những chiến lược kinh doanh nhằm giúp việc kinh doanh hiệu quả thì văn hóa giúp doanh nghiệp tồn tại vững bền. Văn hóa doanh nghiệp được ví như gốc rễ của tổ chức, gốc có chắc khỏe thì ngọn mới tươi tốt. Nói một cách dễ hiểu hơn, nội bộ bên trong công ty phải “yên ổn” thì mới nói đến chuyện xây dựng và phát triển công ty.

Văn hóa doanh nghiệp sẽ phần nào thể hiện được chính phong cách của nhà lãnh đạo doanh nghiệp đó. Đặc biệt văn hóa luôn gắn liền với kỷ luật – cái mà các thành viên trong tổ chức phải tuân thủ theo. Nếu ví doanh nghiệp là một “sân chơi” thì người lãnh đạo sẽ tạo ra luật chơi bằng văn hóa và kỷ luật.

Đặc biệt văn hóa học tập và phát triển là điểm sáng nổi bật nhất trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đây chính là chiến lược của nhiều nhà lãnh đạo muốn xây dựng và phát triển nội bộ từ bên trong. Nhân viên sẽ được học hỏi, đào tạo và phát triển ngay tại công ty bằng các khóa học phù hợp với chuyên môn của mình.

Văn hóa học tập trong doanh nghiệp khác ở chỗ, nếu thông thường việc học chỉ là hoạt động độc lập của mỗi cá nhân thì trong doanh nghiệp học tập là một khái niệm mang tính chất tương hỗ, phụ thuộc vào nhau. Học tập trong văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần là cho cá nhân mình mà còn để hỗ trợ công việc đội nhóm và học tập thông qua đội nhóm.

Học tập trong văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên tiến bộ nhanh chóng và rất hiệu quả. Bởi nhân viên sẽ được học hỏi từ rất nhiều người với số lượng kiến thức và trình độ chuyên môn khác nhau, người nọ bổ sung thiếu sót cho người kia.

Đặc biệt văn hóa học tập trong doanh nghiệp còn khiến nhân viên “đua nhau” phấn đấu để theo kịp nhau. Người lãnh đạo có tầm nhìn là người hiểu được rằng chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp là khoản đầu tư mang lợi nhuận về nhiều nhất.

vi-sao-van-hoa-doanh-nghiep-lai-tao-nen-thanh-cong-trong-kinh-doanh

3. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên thành công
 

Chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp mọi bước phát triển về sau của doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng hơn. Có văn hóa doanh nghiệp, nhân viên làm việc giống như một đàn kiến, con nào con nấy cũng cố gắng hết sức mình để đưa được thức ăn về tổ. Khi nhân viên cùng chung một lý tưởng làm việc, cùng chung một mục tiêu họ sẽ cùng nhau cố gắng không chỉ cho bản thân mà còn cho cả tập thể.

Văn hóa doanh nghiệp tạo sự đồng nhất, công bằng và nhất quán cho tất cả các thành viên trong công ty. Có thể tùy theo phong cách lãnh đạo của từng doanh nghiệp mà văn hóa được xây dựng theo cách khác nhau nhưng mục đích chung nhất vẫn là đảm bảo đảm bảo nhân viên cảm thấy hạnh phúc, thúc đẩy cải thiện năng suất và nhân viên gắn bó lâu dài hơn với công ty.

Nhân viên cùng “đồng lòng”, “hợp sức” thì mục tiêu của doanh nghiệp sẽ sớm được hoàn thành, khó khăn của doanh nghiệp cũng sớm được giải quyết. Con đường thành công của doanh nghiệp được rút ngắn lại.

Nguồn: Trường Doanh nhân HBR

  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
Bình luận bài viết
Bài viết cùng chuyên mục
Bài học đắt giá từ chiến lược nhân sự Google – Tiền không mua được sự giới thiệu nhân viên

Bài học đắt giá từ chiến lược nhân sự Google – Tiền không mua được sự giới thiệu nhân viên

Bài học về quản lý nhân sự và câu chuyện “Thợ săn quản lý bầy chó”

Bài học về quản lý nhân sự và câu chuyện “Thợ săn quản lý bầy chó”

Jack Ma chia sẻ thẳng thắn mình không biết gì về công nghệ - Đây mới là bí quyết giúp ông điều hành đế chế Alibaba thành công

Jack Ma chia sẻ thẳng thắn mình không biết gì về công nghệ - Đây mới là bí quyết giúp ông điều hành đế chế Alibaba thành công

Bài học “quả táo thối” và cách giảm tiêu cực nơi công sở

Bài học “quả táo thối” và cách giảm tiêu cực nơi công sở

Cách tỷ phú Bill Gates quản lý nhân sự có gì đáng học hỏi?

Cách tỷ phú Bill Gates quản lý nhân sự có gì đáng học hỏi?

�Lãnh đạo & Quản trị Nhân tài - Dave Ulrich Chiến lược kinh doanh
Đăng ký nhận tư vấn khóa học của HBR
Hỗ trợ trực tuyến