Trường doanh nhân HBR

Learning Today - Leading Tomorrow
Avatar
Bài đăng, 03/09/2019
By Thúy Hằng

Không có một cỗ máy nào tuyệt vời hơn bộ óc của con người. Con người là yếu tố then chốt tạo nên thành công của doanh nghiệp. Do vậy đầu tư vào con người là đầu tư thu lợi nhuận cao nhất và xây dựng văn hóa học tập chìa khóa thành công của doanh nghiệp.

1. Thế nào là văn hóa học tập?
 

Muốn hiểu văn hóa học tập trước hết hãy tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp bởi văn hóa học tập chính là một phần nhỏ trong văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là tất cả những thói quen, tư duy,  phong cách làm việc của một nhóm hay nhiều nhóm trong công ty. Các thói quen ấy được tạo nên từ chính những quy tắc chuẩn mực của công ty mà nhân viên nào cũng phải thực hiện theo.

Văn hóa học tập là tất cả những thói quen, tư duy của từng nhân viên đối với việc học tập, sáng tạo, đổi mới, phát triển không ngừng để hoàn thiện bản thân và giúp ích cho công ty.

Văn hóa học tập trong doanh nghiệp khác ở chỗ, nếu thông thường việc học chỉ là hoạt động độc lập của mỗi cá nhân thì trong doanh nghiệp học tập là một khái niệm mang tính chất tương hỗ, phụ thuộc vào nhau. Học tập trong văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần là cho cá nhân mình mà còn để hỗ trợ công việc đội nhóm và học tập thông qua đội nhóm.

Học tập trong văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên tiến bộ nhanh chóng và rất hiệu quả. Bởi nhân viên sẽ được học hỏi từ rất nhiều người với số lượng kiến thức và trình độ chuyên môn khác nhau, người nọ bổ sung thiếu sót cho người kia. Đặc biệt văn hóa học tập trong doanh nghiệp còn khiến nhân viên “thi nhau” phấn đấu để theo kịp nhau.

van-hoa-hoc-tap-chia-khoa-tao-nen-thanh-cong-cho-doanh-nghiep

2. Điều gì tạo nên văn hóa học tập của doanh nghiệp?
 

Đã gọi là văn hóa phải được hình thành từ những thói quen, thói quen lâu ngày sẽ trở thành văn hóa. Văn hóa học tập trong doanh nghiệp không phải được hình thành ngày một ngày hai mà nó còn phải trải qua một quá trình lâu dài.

Chính vì thế, ngay từ khi thành lập doanh nghiệp hãy chắc chắn rằng trong chiến lược tư duy của bạn có tồn tại tư duy xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ cấp lãnh đạo. Lãnh đạo liên tục học hỏi, liên tục tư duy, phấn đấu phát triển bản thân để làm gương cho nhân viên. Khi nhân viên mới vào công ty hãy chèn vào suy nghĩ của họ, tại đây văn hóa học tập là quan trọng nhất. Nhân viên có thể học hỏi từ những khóa đào tạo bên ngoài của công ty để nâng cao kiến thức, nhân viên cũng có thể học ngay tại công ty qua người lãnh đạo hay qua những người đồng nghiệp của mình để thêm kỹ năng chuyên môn.

Một doanh nghiệp có thể tồn tại trong bao lâu, có thể phát triển tốc độ nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào những con người trong doanh nghiệp ấy có chịu khó học hỏi, đổi mới và phát triển hay không. Nên nhớ rằng không có một cỗ máy nào tuyệt vời hơn bộ óc của con người.

van-hoa-hoc-tap-chia-khoa-tao-nen-thanh-cong-cho-doanh-nghiep

3. Văn hóa doanh nghiệp – Chìa khóa tạo nên thành công của doanh nghiệp
 

Đầu tư vào con người không bao giờ là lỗ, khoản tiền bạn bỏ ra để cho nhân viên đi học sẽ chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong khoản hoa hồng lợi nhuận họ làm việc hiệu quả thu về lợi ích cho công ty. Nếu là một nhà lãnh đạo thông thái và có tầm nhìn bạn sẽ nhận thấy ngay được điều này. Một số lợi ích từ việc xây dựng hiệu quả văn hóa học tập trong doanh nghiệp còn phải kể đến:

- Xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp là chiến thuật giữ chân nhân tài hiệu quả nhất. Thực tế đã cho thấy, điều mà một nhân tài quan tâm khi làm việc đó là họ sẽ học được những gì từ nơi đây và sau những cố gắng công sức họ bỏ ra họ sẽ là ai trong tương lai? Rất khó để níu giữ một nhân tài nếu như họ cảm thấy doanh nghiệp này không phải là nơi để họ có thể học tập.

- Văn hóa doanh nghiệp giúp giữ chân nhân tài cũng giúp thu hút nhân tài. Những nhân viên giỏi họ có chí tiến thủ cao nên việc lựa chọn một môi trường làm việc được vừa học vừa làm là điều họ hướng tới

-  Xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên được trang bị kiến thức và kỹ năng để tăng hiệu suất làm việc và lợi nhuận của công ty.

- Giúp nhân viên phát huy hết khả năng và năng lực của mình.

- Tăng khả năng thích ứng của công ty trước sự thay đổi của xu hướng thị trường.

- Nhiều cơ hội đổi mới sản phẩm và dịch vụ do nhân viên có phản xạ tư duy, sáng tạo nhanh.

Tất cả những điều trên có thể khẳng định rằng văn hóa học tập tại doanh nghiệp là công cụ chiến lược để phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Văn hóa doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng và việc thực thi nó cũng không dễ dàng. Đó là lý do vì sao các nhà lãnh đạo cần phải có những chiến lược cụ thể để xây dựng nó ngay từ khi thành lập công ty.

Nguồn: Trường Doanh nhân HBR

 
  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
Bình luận bài viết
Bài viết cùng chuyên mục
Quản trị nhân sự: Muốn chiêu mộ được người tài như Gia Cát Lượng, hãy học hỏi chiêu tuyển dụng này của Lưu Bị

Quản trị nhân sự: Muốn chiêu mộ được người tài như Gia Cát Lượng, hãy học hỏi chiêu tuyển dụng này của Lưu Bị

Coi công sở là “triều đình” phân bổ nhân viên như thế nào là hợp lý?

Coi công sở là “triều đình” phân bổ nhân viên như thế nào là hợp lý?

12 dấu hiệu một nhân viên không thể gắn bó lâu dài với công ty

12 dấu hiệu một nhân viên không thể gắn bó lâu dài với công ty

“Nguyên lý tảng băng trôi” trong quản trị nhân sự hiện đại

“Nguyên lý tảng băng trôi” trong quản trị nhân sự hiện đại

Những câu hỏi thú vị trong tuyển dụng của Elon Musk, Richard Branson và những người nổi tiếng

Những câu hỏi thú vị trong tuyển dụng của Elon Musk, Richard Branson và những người nổi tiếng

�Lãnh đạo & Quản trị Nhân tài - Dave Ulrich Chiến lược kinh doanh
Đăng ký nhận tư vấn khóa học của HBR
Hỗ trợ trực tuyến