Trường doanh nhân HBR

Learning Today - Leading Tomorrow
Avatar
Bài đăng, 14/03/2018
By Nguyễn Văn Nam

Ông Đỗ Cao Bảo: Khi khó khăn, ai lạc quan là tuýp người có tố chất lãnh đạo, ai thấy u ám là tuýp người quản lý

Xem thêm về: Khóa học CEO dành cho giám đốc, quản lý cấp cao - Mini MBA 2019 - TS Alok

Theo ông Đỗ Cao Bảo, khi bạn đang gặp khó khăn, mất niềm tin thì nên gặp người có tố chất lãnh đạo để tạo khát vọng, tạo niềm tin, tạo động lực, còn khi bạn định đầu tư, làm việc mới thì nên gặp nhà quản lý, họ sẽ chỉ cho bạn các rủi ro có thể xẩy ra để bạn đề phòng.

 ai lạc quan là tuýp người có tố chất lãnh đạo, ai thấy u ám là tuýp người quản lý

Mới đây, ông Đỗ Cao Bảo, Phó Tổng giám đốc FPT đã có chia sẻ trên trang cá nhân về sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý và cho rằng, đây là 2 nhóm người khác nhau hoàn toàn nhưng đều rất cần thiết để tổ chức phát triển. Chúng tôi tin đăng tải lại bài viết này dưới đây.

Mới đây, ông Đỗ Cao Bảo, Phó Tổng giám đốc FPT đã có chia sẻ trên trang cá nhân về sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý và cho rằng, đây là 2 nhóm người khác nhau hoàn toàn nhưng đều rất cần thiết để tổ chức phát triển. Chúng tôi tin đăng tải lại bài viết này dưới đây.

Trong thực tế cuộc sống chúng ta thường xuyên gặp hiện tượng cùng một tình huống, cùng một cơ hội, cùng một thời điểm thế mà có hai nhóm người nhận định hoàn toàn trái ngược nhau:

Nhóm A thì cho rằng tình hình rất sáng sủa, tương lai tươi sáng, đây là một cơ hội tốt.

Còn nhóm B cho rằng tình hình đang có nhiều khó khăn, còn nhiều cản trở, có nhiều nguy cơ thất bại.

Chưa kể còn nhóm thứ 3 đông hơn hai nhóm kia là nhóm không có chính kiến rõ ràng, lúc thì nghiêng về bên này, lúc thì nghiêng về bên kia.

Vậy, lý giải vấn đề này như thế nào? Thực ra nếu ai hiểu rõ về khả năng lãnh đạo (leadership), hiểu rõ về lãnh đạo (leader) và quản lý (manager) thì lý giải vấn đề này rất đơn giản.

Lãnh đạo là linh hồn của một tổ chức.

Họ thiên về sứ mệnh và tầm nhìn. Họ thường nhìn xa 3 năm, 5 năm, 10 năm. Họ luôn nhìn thấy triển vọng trong lúc khó khăn, nhìn thấy nguy cơ trong lúc thuận lợi.

Họ là người đánh thức ước mơ của người khác, truyền cảm hứng cho người khác, giúp đỡ người khác thành công. Họ dùng tâm để dẫn dắt, lấy phục vụ làm mục tiêu cuộc sống. Họ, tạo ra niềm tin, củng cố niềm tin cho cộng sự và mọi người xung quanh.

Họ là người không chỉ chăm lo cuộc sống, công việc của riêng mình mà còn chăm lo cuộc sống, công việc của rất nhiều người khác.

Họ là người tạo từ "không" thành "có" cho tổ chức.

Trái ngược lại, người quản lý là người dùng tư duy để quản lý, để kiểm soát, để giám sát.

Họ luôn làm việc với sự vật và con số; họ không quen và không có trách nhiệm nhìn xa. Họ giải quyết các vấn đề hiện tại. Họ nhìn kết quả hàng tháng, hàng quý, hành năm, nếu kết quả tốt họ bảo là tốt, họ không cần biết 2-3 năm nữa kết quả sẽ xấu, nếu kết quả xấu họ bảo là xấu, họ không cần biết 2-3 năm nữa tình hình sẽ tươi sáng, đối với họ kết quả hiện tại là quan trọng nhất.

Họ là người rất chi tiết và tỉ mỉ. Nếu trót rơi vào đường hầm họ không phải là người nhìn thấy lối ra.

Họ là người giữ cái "đang có" (tài sản, tiền bạc) không bị mất mát, không bị biến thành "không".

Với đặc điểm của người lãnh đạo và người quản lý như vậy nên xung quanh người lãnh đạo là những người trung thành, tự nguyện, biết hy sinh, sẵn sàng xả thân, còn xung quanh người quản lý là những người biết phục tùng, tuân thủ kỷ luật.

Để tổ chức phát triển nhanh và bền vững thì cần cả người lãnh đạo và cả người quản lý. Lãnh đạo chính là nhân trị, quản lý chính là pháp trị. Một tổ chức cần cả nhân trị và pháp trị.

Trong xã hội, khi đang khó khăn, ai lạc quan, nhìn thấy tương lai tươi sáng thì đấy là người có tố chất lãnh đạo, ai nhìn thấy mọi vấn đề đều khó khăn, thấy bức tranh u ám ấy là người có tố chất quản lý.

Lời khuyên: khi bạn đang gặp khó khăn, mất niềm tin thì nên gặp người có tố chất lãnh đạo để tạo khát vọng, tạo niềm tin, tạo động lực. Còn khi bạn định đầu tư, làm việc mới thì nên gặp nhà quản lý, họ sẽ chỉ cho bạn các rủi ro có thể xảy ra để bạn đề phòng.

Đỗ Cao Bảo /Theo Trí Thức Trẻ

  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
Bình luận bài viết
Bài viết cùng chuyên mục
4 bài học về quản trị nhân sự từ Jack Ma, CEO của Alibaba

4 bài học về quản trị nhân sự từ Jack Ma, CEO của Alibaba

Tỉ phú Lý Gia Thành và chuyện nhìn thấu nhân phẩm của người khác: Quan sát một việc là đủ!

Tỉ phú Lý Gia Thành và chuyện nhìn thấu nhân phẩm của người khác: Quan sát một việc là đủ!

Cùng bậc thầy thế giới định nghĩa lại nhân tài

Cùng bậc thầy thế giới định nghĩa lại nhân tài

�Lãnh đạo & Quản trị Nhân tài - Dave Ulrich Chiến lược kinh doanh
Đăng ký nhận tư vấn khóa học của HBR
Hỗ trợ trực tuyến