Trường doanh nhân HBR

Learning Today - Leading Tomorrow
Avatar
Bài đăng, 08/02/2018
By Lê Diệu Linh

Khi Mark Parker được bổ nhiệm vào vị trí CEO của Nike năm 2006, việc đầu tiên ông làm là gọi điện cho Steve Jobs – “thuyền trưởng Apple” khi đó để xin lời khuyên từ ông. Điều này nghe có vẻ không hợp lý lắm, nhưng đó là khoảng thời gian Nike đang vật lộn với khó khăn.

Nike đã xây dựng được một thương hiệu rất thành công, nhưng họ thất bại trong việc thích nghi những thay đổi của công nghệ vào các dòng sản phẩm của mình.

Trong cuộc gọi, Steve Jobs đưa một lời khuyên duy nhất mà đến nay Parker vẫn còn nhớ rõ:

Nike đã tạo ra những sản phẩm tốt nhất thế giới, những sản phẩm mà ai cũng khao khát theo đuổi. Nhưng anh cũng đã tạo ra một vài thứ “vớ vẩn”. Hãy loại bỏ những thứ “vớ vẩn” đó và tập trung vào những sản phẩm tốt.

“Ông ấy đã nói đúng. Và chúng tôi đã phải sửa chữa”, Parker cho biết.

Thay vì sáng tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghệ kỹ thuật thì Nike lại bế tắc trong những sản phẩm họ đã làm tốt. Do vậy, họ đã lâm vào khó khăn khi doanh số tụt giảm.

Steve Jobs không chỉ đưa ra lời khuyên, ông đã sống với nó!

Jobs từng bị Apple sa thải, sau đó ông quay trở lại khi công ty đang trong trạng thái khủng hoảng trầm trọng năm 1997. Chiến lược kinh doanh đầu tiên của ông sau khi trở lại là gì? Chính là cắt bỏ!

Vào cuối năm 1997, Jobs đã quyết định loại bỏ 70% sản phẩm của Apple. Một năm sau đó, công ty thu được lợi nhuận 309 triệu USD từ thua lỗ 1,04 tỷ USD năm trước.

Thế nào là "ưu tiên"?

Khi còn đi học, chúng ta được dạy rằng nên nắm bắt nhiều cơ hội chứ không phải một. Trong từ điển tiếng Anh, từ “priority” (ưu tiên) có nghĩa là chỉ một thứ đầu tiên và duy nhất, chứ không phải nhiều thứ.

Theo tác giả Greg McKeown của cuốn sách bán chạy nhất New York Times, từ “priority” được dùng với nghĩa số ít suốt 500 năm cho đến khi nó được thêm định nghĩa số nhiều “priorities” vào năm 1900.

Việc chấp nhận dùng rộng rãi từ “priorities” với nghĩa số nhiều có thể thấy rõ qua xu hướng tìm kiếm của Google’s Ngram Viewer như hình dưới đây.

Như vậy, vô hình chung, chúng ta đã thừa nhận có nhiều thứ được “ưu tiên” cùng lúc. Bạn đến tham dự một cuộc họp hay sự kiện chỉ vì bạn “chưa bao giờ đến đó”. Tâm lý thúc đẩy chúng ta phải hành động và cố vơ lấy càng nhiều cơ hội càng tốt vì sợ rằng người khác sẽ cướp mất cơ hội của mình.

Tập trung vào “át chủ bài”

Khi làn sóng Internet bùng nổ, con người dường như choáng ngợp trong những lựa chọn và thông tin đa chiều trong khi đó bộ não chúng ta lại muốn mọi thứ thật đơn giản.

Nếu như bạn có thể tập trung vào những sản phẩm mang thông điệp đơn giản nhưng nhất quán, bạn sẽ nổi bật. Dưới thời Steve Jobs, Apple đã dành ra 3 năm chỉ để bán 1 sản phẩm duy nhất: the Apple 1. Và chỉ khi sản phẩm đầu tiên đã đóng đinh và khẳng định chỗ đứng của Apple, họ mới tiếp tục sản phẩm thứ hai.

“Apple là một công ty trị giá 30 tỷ USD, nhưng chúng tôi có chưa đến 30 sản phẩm chủ lực. Tôi không biết trước đây đã có công ty nào như thế chưa”, Steve Jobs từng phát biểu.

Khi tập trung vào một sản phẩm, bạn sẽ có nhiều thời gian để hoàn thiện nó và tạo ra bước đột phá đáng kinh ngạc. Ngược lại, khi nguồn lực và năng lượng của công ty bạn phải san đều cho nhiều sản phẩm khác nhau, bạn sẽ khó có thể tạo ra bước đột phá. Khi bạn không có sự tập trung cao nhất, sản phẩm của bạn làm ra cũng chỉ “đủ xài” mà thôi.

Trong khi đó lại có quá nhiều đối thủ trên thị trường đang tìm mọi cách để tung ra sản phẩm tốt hơn của bạn.

Ai cũng có thể bị cám dỗ bởi những cơ hội, nhưng điều quan trọng là bạn phải tập trung vào một thứ có tiềm năng và thế mạnh nhất. Vì thế, thay vì lập danh sách những cơ hội cần nắm bắt, hãy lập danh sách cơ hội nên bỏ qua. Nói cách khác, bạn cần phải biết nói “Không” khi cần thiết.

Bắt đầu quá nhiều thứ cùng một lúc sẽ không thể giúp bạn đi nhanh hơn được đâu. Thay vào đó, hãy tập trung vào một thứ mà bạn có khả năng làm tốt nhất. Trước khi bắt tay vào bất cứ sản phẩm gì, hãy tìm hiểu xem mọi người có nhu cầu đối với sản phẩm của bạn hay không. Nếu không, hãy cân nhắc đến phương án thứ 2.

 

Tri Thức Trẻ

 

  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
Bình luận bài viết
�Lãnh đạo & Quản trị Nhân tài - Dave Ulrich Chiến lược kinh doanh
Đăng ký nhận tư vấn khóa học của HBR
Hỗ trợ trực tuyến