Trường doanh nhân HBR

Learning Today - Leading Tomorrow
Avatar
Bài đăng, 07/05/2019
By Dương Văn Thiết

Câu chuyện khởi nghiệp thành công của Jeff Bezos khiến không ít người ngưỡng mộ: Ông bắt đầu từ một trang bán lẻ sách trực tuyến sau đó biến nó thành trang bán lẻ trực tuyến lớn nhất mọi thời đại - Amazon. Đằng sau sự thành công đó, Jeff Bezos có bí quyết gì để ta có thể học hỏi theo?

Luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm
 

Jeff Bezos cho biết, ngay từ khi những ngày đầu khởi nghiệp, ông luôn tập trung vào việc đổi mới dựa theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Jeff Bezos bắt đầu với một cửa hàng sách trực tuyến sau đó phát triển trang bán hàng biến nó thành trang bán lẻ lớn nhất mọi thời đại.

Ông chủ Amazon - Jeff Bezos dạy chúng ta khởi nghiệp như thế nào - Ảnh 2

Trong chiến lược phát triển của ông, ông đã định vị cửa hàng trực tuyến của mình không thể chỉ bán những cuốn sách mà phải bán nhiều thứ hơn thế. Ông thiết lập nên đế chế bán lẻ trực tuyến cung cấp mọi mặt hàng, mọi mẫu mã với giá cả hợp lý và sản phẩm đưa đến tay khách hàng chỉ sau vài ngày đặt hàng.

Để làm được điều đó, ông đã nắm bắt đc tâm lý của khách hàng, hiểu khách hàng muốn gì, khách hàng cần gì để mình đáp ứng.

Theo ông, công ty nên quan tâm đến khách hàng của mình hơn là quan tâm đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh chỉ làm mình mất tập trung làm việc của mình chứ không mang lại lợi nhuận cho mình. Không nên lãng phí thời gian để nâng cao vị trí của mình, mình phải hơn các đối thủ trên thị trường mà hãy tập trung để đi trước thị trường, tìm hiểu “insight”của khách hàng để biết họ đang cần thứ gì.

Ông chủ Amazon - Jeff Bezos dạy chúng ta khởi nghiệp như thế nào - Ảnh 2

Trong một bức thư ông chủ Amazon gửi các cổ đông năm 2017, ông có chia sẻ: “Một điều mà tôi thích ở các khách hàng là họ luôn luôn bất mãn, kỳ vọng của họ không bao giờ dừng lại, mà luôn luôn đi lên".

Ông cho rằng, kỳ vòng và nhu cầu của khách hàng là vô hạn nên mình chỉ cần tập trung vào khách hàng đã có thể tồn tại và phát triển trong thị trường đầy biến động. Ngay từ đầu hãy nắm bắt xu hướng thị trường và biết khách hàng của mình tìm kiếm gì để mang đến cho họ đúng thứ họ muốn. Đây cũng chính là nguyên tắc Amazon đưa ra quyết định đầu tư cho các công ty khởi nghiệp sau này.

Triết lý “ngày đầu tiên”
 

Ngay từ khi mới thành lập công ty, Jeff Bezos đã đưa ra khái niệm “ngày đầu tiên”. Ông không muốn công việc của mình mãi mãi chỉ như ngày hôm qua, giậm chân tại chỗ không có sự “lột xác” không có sự “bứt phát”. Bezos luôn giữ vững tinh thần như ngày đầu khởi nghiệp để tránh tâm lý hài lòng với những thành công lớn đã đạt được. Ông không muốn rằng, nhìn vào sự thành công của ngày hôm nay mà ngừng nỗ lực, phấn đấu, ngủ quên trên chiến thắng của ngày hôm qua. Triết lý “ngày đầu tiên” kết hợp với tầm nhìn chiến lực và hàng loạt các bước đi táo bạo đã giúp Amazon không ngừng phát triển và lớn mạnh.

Xây dựng đội ngũ nhân viên tốt nhất cho công ty
 

Là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, Jeff Bezos hiểu rằng mình phải đầu tư cho nhân sự nếu muốn công ty phát triển bền vững. Jeff Bezos thu hút nhân tài về với công ty của mình bằng cách tặng cho họ cổ phần của công ty để họ có động lực làm việc, cống hiến cho công ty. Đặc biệt, ông sẵn sàng sa thải những nhân viên không làm được việc, không có thái độ làm việc tốt bằng cách trả thêm cho họ 5.000 USD để họ tự nghỉ việc. Chính bới cách quản lý nhân sự “khắc nghiệt” này, đội ngũ nhân sự của Bezos luôn là những người nhiệt huyết nhất, tài giỏi nhất và trung thành nhất.

Chấp nhận sai lầm để thành công
 

Ai cũng chỉ nhìn vào thành công hiện tại của ông chủ Amazon mà không hề hay rằng để đạt được nó, ông đã không ít lần thất bại. Nhưng Jeff Bezos  lại cho đấy là chiến lược quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời kinh doanh của ông. Ngài tỷ phú này đã từng cho thử nghiệm rất nhiều ý tưởng mới, mặc dù một số dự án ông biết trước sẽ thất bại. Đối với ông, không dám thử nghiệm mới là sự thất bại. Chúng ta sẽ không hề biết được ý tưởng nào hiệu quả hay không hiệu quả nếu cứ ngồi đấy mà suy đoán không thử nghiệm.

Ông chủ Amazon - Jeff Bezos dạy chúng ta khởi nghiệp như thế nào - Ảnh 3

Nói như Thomas Edison, nhà phát minh vĩ đại thế giới: “Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không thành công.” Hay nói như Coco Chanel, người sáng lập thương hiệu thời trang Channel: “Những người thành công thường là những người biết thất bại là điều không thể tránh được.”

Ông chủ Amazon, Jeff Bezos đã từng chia sẻ với báo chí, khi thành lập Amazon không chỉ nghĩ khả năng thành công là 30%. Tuy vậy, ông vẫn chấp nhận rủi ro và cho rằng dù có thất bại thì bản thân cũng nhận được những bài học quý giá. Ông từng đùa rằng, ông phải trả hàng tỷ USD để mua về thất bại.

Nhìn lại chặng đường dài phát triển của Amazon, Jeff Bezos đã ghi tên thương hiệu của mình lên trên bản đồ thế giới. Và các thử nghiệm thất bại kia được xóa sạch sẽ thay bằng thành công cuối cùng ông và Amazon đã làm được.

Tỏa sáng và phát triển không ngừng ở lĩnh vực trung tâm
 

Bezos cho biết rằng, mục tiêu của Amazon là trở thành: "Công ty phục vụ khách hàng hàng đầu thế giới". Chính vì vậy, tất cả các hoạt động của công ty đề đi theo mục tiêu đã định sẵn này. Trong mỗi bước đi của Amazon, ông chủ Jeff Bezos đều bổ sung thêm các tính năng có lợi cho khách hàng để thu hút và giữ chân khách hàng dùng sản phẩm của mình.

Amazon luôn làm việc để tối ưu hóa hệ thống logistic và vận chuyển. Ông chủ Amazon rất chịu chi, ông có thể bỏ ra một số tiền khủng để đầu tư cơ sở hạ tầng. Ông luôn sẵn sàng thực hiện các bước nhảy vọt có thể giúp công ty đạt được mục tiêu tương lai dù. Thành quả xứng đáng cho những đầu tư “đáng đời” mà Amazon thu lại đó là trở thành trang bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới.

Tiết kiệm tối đa chi phí cho khách hàng
 

Amazon thu hút được lượng khách hàng từ khắp nơi trên thế giới bởi ông luôn có những chính sách để hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm cho khách hàng. Tiết kiệm được cho là một trong những điều luật nền tảng của Amazon. Chính bởi nguyên tắc này đã mang về cho Amazon hàng tỷ USD với việc giữ giá sản phẩm thấp, hoạt động hiệu quả và cạnh tranh.

Jeff Bezos luôn tập trung vào nâng cao hiệu quả vận hành nhưng đảm bảo vẫn tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Điều này không có, nghĩa Jeff Bezos không chịu đầu tư chi tiền, ông tập trung nguồn lực của công ty vào các hạng mục liên quan đến khách hàng. Amazon có thể cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết bao gồm cả chi phí cho nhân viên để hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm cho khách hàng. Đó chính là cách “cạnh tranh ngầm” với các đối thủ khác và vẫn giữ chân được khách hàng bởi sự uy tín và chất lượng.

Khởi nghiệp của Jeff Bezos cũng đầy rẫy những khó khăn, thử thách nhưng bằng sự kiên trì, luôn sáng tạo, không sợ mắc sai lầm, dám mơ ước lớn đã đưa Amazon và Jeff Bezos  đến với thành công. Hy vọng qua những bài học của “gã khổng lồ” thế giới Jeff Bezos sẽ giúp bạn khởi nghiệp vững tin hơn để chinh phục những đỉnh cao của riêng mình.

Tony Dzung

  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
  • Tuyển dụng nhân sự 4.0
Bình luận bài viết
Bài viết cùng chuyên mục
Tony Dzung - Nhà lãnh đạo của sự kỷ luật và tập trung

Tony Dzung - Nhà lãnh đạo của sự kỷ luật và tập trung

Nhân vật/ 28.03.2019
Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng lên 7 tỷ USD, giàu thứ 240 thế giới

Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng lên 7 tỷ USD, giàu thứ 240 thế giới

Nhân vật/ 06.04.2018
Forbes: Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng cán mốc 6 tỷ USD, sắp lọt top 300 người giàu nhất hành tinh

Forbes: Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng cán mốc 6 tỷ USD, sắp lọt top 300 người giàu nhất hành tinh

Nhân vật/ 23.03.2018
Chuyện chưa kể về ông Lý Gia Thành - Tỷ phú giàu nhất Hồng Kông huyền thoại

Chuyện chưa kể về ông Lý Gia Thành - Tỷ phú giàu nhất Hồng Kông huyền thoại

Nhân vật/ 20.03.2018
CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo: Từ khi khởi nghiệp đã xác định phải

CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo: Từ khi khởi nghiệp đã xác định phải "làm ăn lớn"

Nhân vật/ 19.03.2018
�Lãnh đạo & Quản trị Nhân tài - Dave Ulrich Chiến lược kinh doanh
Đăng ký nhận tư vấn khóa học của HBR
Hỗ trợ trực tuyến